Âm thanh trong phòng được biết đến bao gồm âm thanh tích cực và âm thanh tiêu cực. Âm thanh phát ra từ một nguồn âm truyền đến tai người nghe được gọi là âm thanh trực tiếp, tiếp sau đó va đạp vào các bề mặt vật liệu trong phòng và dội lại được gọi là các âm phản xạ. Khi các âm phản xạ đầu tiên đến muộn sẽ trở thành nhiễu âm hay còn gọi là âm thanh không mong muốn. Căn cứ vào mục đích sử dụng của căn phòng, người kiến trúc sư tài ba sẽ đưa ra các phương án thiết kế môi trường âm thanh dựa trên sự khéo léo bố trí các vật liệu hút âm, phản âm sao cho vừa đảm bảo tính thẩm mỹ và sự độc đáo theo cấu trúc riêng của từng không gian mà vẫn tạo được một môi trường âm thanh dễ chịu cho người sử dụng.
Các chuyên gia âm thanh khi đánh giá môi trường âm thanh của một không gian kiến trúc thường phải bao quát hết được các khía cạnh âm thanh sẽ tương tác trong không gian đó như: sự lan truyền âm thanh qua kết cấu, khả năng hút âm của vật liệu, nơi bố trí các vật liệu phản âm và tán âm… Tuy nhiên, trước khi đi sâu vào chuyên môn chúng ta cần nắm được âm thanh trong phòng được cấu thành như thế nào và được đánh giá qua những tiêu chí nào. Một môi trường âm thanh trong phòng có thể được đánh giá là tiêu chuẩn khi đảm bảo được 4 tiêu chí sau:
Cường độ âm thanh phù hợp
Giảm thiểu tối đa sự lan truyền âm thanh
Đảm bảo sự trong rõ của lời nói
Có thời gian âm vang thích hợp với mục đích sử dụng
Âm thanh trong phòng được biết đến bao gồm âm thanh tích cực và âm thanh tiêu cực. Âm thanh phát ra từ một nguồn âm truyền đến tai người nghe được gọi là âm thanh trực tiếp, tiếp sau đó va đạp vào các bề mặt vật liệu trong phòng và dội lại được gọi là các âm phản xạ. Khi các âm phản xạ đầu tiên đến muộn sẽ trở thành nhiễu âm hay còn gọi là âm thanh không mong muốn. Căn cứ vào mục đích sử dụng của căn phòng, người kiến trúc sư tài ba sẽ đưa ra các phương án thiết kế môi trường âm thanh dựa trên sự khéo léo bố trí các vật liệu hút âm, phản âm sao cho vừa đảm bảo tính thẩm mỹ và sự độc đáo theo cấu trúc riêng của từng không gian mà vẫn tạo được một môi trường âm thanh dễ chịu cho người sử dụng.
Khi chuẩn bị thiết kế chúng ta phải chú ý đến các thông số kích thước (chiều cao, chiều rộng, chiều dài) bởi nó quyết định không nhỏ tới chất lượng âm thanh cũng như hỗ trợ các phương án lắp đặt trần, tường hút âm cho hợp lý. Dựa vào yêu cầu cụ thể của công trình như quy mô, thẩm mỹ…mà chúng ta thiết kế lựa chọn hình dáng mặt phẳng đảm bảo các yêu tố sau:
Tận dụng được âm trực tiếp phân bố đồng đều tới mọi chỗ ngồi trong phòng. Tăng cường độ âm phản xạ, khuếch tán trường âm.
Tránh các hiện tượng xấu về âm học như tiếng dội, tiêu điểm, rung chấn, cộng hưởng…
Vận dụng các nguyên lý âm hình học thiết kế các mặt phản xạ và khuếch tán âm.
Thông thường, để hạn chế âm thanh truyền qua kết cấu, chẳng hạn như tiếng bước chân, tiếng gõ cửa, tiếng xê dịch đồ nội thất... thì khoảng không lại đóng vai trò hiệu quả hơn là ta dùng kết cấu nặng. Do đó, chúng ta cần sử dụng hệ thống trần, tường có hệ số hút âm cấp A như trần, tường âm thanh Ecophon. Theo tiêu chuẩn EN ISO 11654 với hệ số hút âm từ cấp A- E, đa số sản phẩm Ecophon đều đạt mức cao nhất- cấp A. Hệ số suy giảm tiếng ồn theo tiêu chuẩn ASTM C423 từ 85- 100% (NRC= 0.85- 1 là mức cực đại), hút âm đều khắp các dải tần số, triệt tiêu các âm thanh không mong muốn, giảm thiểu tối đa hiện tượng vang, lòe âm, chói tai.
Môi trường âm thanh dễ chịu rõ ràng chỉ có được nếu biết cách kết hợp hài hòa giữa cấu trúc âm thanh hình học và vật liệu nội thất sử dụng. Ngoài vật liệu nội thất hút âm lý tưởng thì cách bố trí, lắp đặt các tấm hút âm như thế nào cũng rất quan trọng. Ấm thanh trong và rõ liên quan đến sự phù hợp của âm thanh với các hoạt động diễn ra trong một không gian nhất định, cách âm thanh tương tác và cách con người tiếp nhận những hiện tượng âm thanh đó. Từ đó, chúng ta cần phải lưu ý đến những yếu tố then chốt như truyền âm, hút âm, phản âm và khuếch tán âm thanh. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào hình dạng, kích thước, bề mặt nội thất và đồ dùng trang trí trong mỗi gian phòng. Chính vì vậy, khi thiết kế môi trường âm học trong phòng, chúng ta cần cân bằng những yếu tố trên để hỗ trợ tối đa cho từng mục đích sử dụng. Mỗi một yếu tố âm thanh tương ứng với sự phân bổ âm thanh khác nhau liên quan đến hiện tượng dội âm, độ rõ của lời nói, khả năng của cơ quan thính giác và độ suy yếu của không gian.
Theo các chuyên gia tư vấn, chúng ta không nhất thiết phải lắp toàn bộ hệ thống trần, tường hút âm phủ kín bề mặt mà có thể xen kẽ các tấm phản âm để đạt được hiệu quả âm thanh trung thực hơn. Tùy từng chức năng cuả mỗi khu vực, chúng ta có những yêu cầu khác nhau về môi trường âm thanh cần được cân nhắc trước kỹ càng trước khi đi vào thiết kế, đáp ứng TCVN.
Nếu bạn muốn được tư vấn rõ thêm về làm thế nào có một căn nhà được kết hợp đầy đủ các yếu tố về trang âm, hãy liên hệ chúng tôi, công ty thiết kế uy tín chất lượng tại thành phố Hồ Chí Minh – Công ty VBR. Mọi nguyện vọng của các bạn sẽ được thực hiện.
Theo VBR tổng hợp
Hy vọng với những chia sẻ của chúng tôi - Công ty VBR bạn sẽ tìm ra được ý tưởng riêng cho căn nhà của bạn. Nếu bạn có ý tưởng nhưng không biết cách nào để hiện thực hóa thì hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được sự tư vấn tận tình nhất. Chúc bạn thành công!
Liên hệ tư vấn: 0901.799.668 - 0909.076.656
Gửi yêu cầu đến chúng tôi để được tư vấn miễn phí: ĐĂNG KÝ Ở ĐÂY
Facebook: vbr.com.vn
Bài viết tham khảo:
- CÁCH CẢI TẠO NGÔI NHÀ CHẬT HẸP THÀNH NƠI CÓ KHÔNG GIAN THOÁNG MÁT
- GIẢI PHÁP THÔNG MINH GIÚP BẠN XÂY NHÀ GIÁ RẺ
- ĐỘC ĐÁO VỚI NỘI THẤT MÀU XANH DA TRỜI
- NHỮNG MẪU GIẤY DÁN TƯỜNG ĐẸP MẮT VÀ TIỆN LỢI
- NHỮNG MẪU TỦ QUẦN ÁO VỪA PHONG CÁCH VỪA TIỆN LỢI CHO NGÔI NHÀ CỦA BẠN
- NGÔI NHÀ NÊN THƠ CỦA NGƯỜI MẸ ĐƠN THÂN AI CŨNG MUỐN GHÉ THĂM
- CĂN BẾP TIỆN LỢI CHO CĂN HỘ NHỎ